Is your network connection unstable or browser outdated?
Is your network connection unstable or browser outdated?
Bảo tàng lịch sử Việt Nam xuất bản, 2009 - 231 Seiten
HHT - Ái Tân Giác La Phúc Lâm, sinh giờ Tuất, ngày 30/01/1638 tại cung Vĩnh Phúc, tức năm thứ 3 Sùng Đức.
Tháng 8, năm thứ 8 Sùng Đức (tức năm 1644) Hoàng đế Thái Tông đột ngột băng hà, Phúc Lâm được thúc phụ là Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn phụ tá đăng cơ, đổi thành Thuận Trị, đồng thời tháng 9 nguyên niên Thuận Trị (tức năm 1644) rời đô từ Thẩm Dương đến Bắc Kinh, và trở thành Hoàng đế đầu tiên của triều Thanh.
Hoàng đế Thuận Trị tại vị từ năm 1643 đến 1661, hưởng thọ 24 tuổi. Tuy tuổi đời ngắn ngủi nhưng những chuyện kỳ quặc liên quan đến ông ta rất nhiều. Trong đó có cả câu chuyện quý phi của ông dan díu với thái giám và có mang.
Thuận Trị có một người phi, hiệu là Thạc quý phi. Nàng ta tuổi xuân mơn mởn, dung mạo bất phàm. Thế nhưng tuyệt sắc giai nhân này lại không được Thuận Trị sủng ái, có khi đến vài tháng không lâm hạnh được một lần.
Thái giám vốn là Yêm nhân (hoạn quan) bị tịnh thân, họ không có bộ phận sinh dục nên khó lòng có sự kích thích giới tính. Thế nhưng trong cung Nhân Hòa có một thái giám tên Vương Nhân, hắn ta không bị tịnh thân, cũng vẫn còn đầy đủ khả năng sinh lý và có thể khiến phụ nữ mang bầu.
Một hôm, Thạc quý phi mày chau ủ dột, tâm trạng buồn chán bèn kêu cung nữ đấm lưng, bóp chân. Khi cung nữ có việc phải ra ngoài nàng bèn gọi thái giám Vương Nhân đến thay. Vương Nhân trắng trẻo thư sinh, về tướng mạo có thể nói là tuấn tú.
Hai người lâu dần nảy sinh tình cảm, ba tháng sau, Thạc quý phi có mang. Nàng cho Vương Nhân xuất cung âm thầm mua thuốc phá thai. Sau khi uống thuốc, đau đớn lăn lộn, bọn cung nữ sợ quá vội đi bẩm tấu với Hoàng thượng. Thuận Trị đích thân giá đáo cung Hòa An lệnh cho Thái y bắt mạch khám xét cẩn thận. Thái ý lắp ba lắp bắp nhưng cũng có câu rõ nhất: "Quý phi không có bệnh gì, ngọc thể suy nhược do sảy thai”.
Thật nực cười là đã mấy tháng, thậm chí cả năm không được sủng hạnh, thì sao lại có mang mà sảy thai. Thuận Trị nổi trận lôi đình, hai ngày sau nàng Thạc quý phi treo cổ chết, Thái giám Vương Nhân cũng chết bất đắc kỳ tử. Một câu hỏi đặt ra: “Vì sao Thạc quý phi không yên phận làm một quý phi đường đường chính chính mà lại đi tư thông với một thái giám thân phận thấp hèn?”.
Để trả lời được câu hỏi này thì phải ngược về trước, nói về chuyện tình của Thuận Trị.
Tháng 5/1654, năm thứ 11 Thuận Trị, Hoàng thượng chìm đắm trong men tình của nàng Đổng Phi. Đổng Phi còn gọi là Đổng Ngạc phi, là nữ nội đại thần ngạc thạc. Thuận Trị tiếp xúc nhiều với Đổng thị lâu dần nảy sinh tình cảm. Tháng 8/1656 tức năm thứ 13 Thuận Trị, ông ta lập nàng làm Hiền phi, đầu tháng 12 sắc phong làm Hoàng quý phi.
Địa vị của Hoàng Quý phi trong hậu cung chỉ xếp sau Hoàng hậu, sắc phong Hoàng quý phi cũng đại xá thiên hạ là việc xưa nay hiếm. Năm thứ 8 và năm thứ 11 Thuận Trị có đến 2 lần sắc phong trong Hoàng cung mà đại xá thiên hạ, thì không khó nhận thấy Hoàng quý phi Đổng Ngạc đã chiếm vị trí độc tôn trong trái tim Hoàng đế Thuận Trị.
Nhưng chính tình yêu của Thuận Trị đã trở thành gánh nặng cho nàng. Nàng cảm thấy vô cùng mêt mỏi với cuộc sống chốn thâm cung. Lao lực quá độ đã khiến nàng từ giã cõi đời vào 23/9/1666 tức tháng 8 năm thứ 17 Thuận Trị. Đổng Phi mất đi, đó là cú sốc vô cùng to lớn với Thuận Trị.
Để truy phong cho Đổng Ngạc thị là Hoàng hậu, Thuận Trị đã dọa chết để ép Hiếu Trang Hoàng thái hậu. Theo truyền thống chỉ có phi tần có con trai kế tục hoàng vị sau này mới được phong làm Hoàng hậu. Nhưng tránh không để Thuận Trị mất trí làm chuyện dại dột, Hoàng thái hậu đành phải đồng ý truy phong cho Đổng Ngạc thị làm Hoàng hậu.
Sau tang lễ của Đổng Hoàng hậu, Thuận Trị lại muốn xuất gia mặc cho văn võ bá quan can gián. Khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, Thuận Trị quyết định xuất gia. Khi biết Hoàng thượng xuống tóc, Ngọc Lâm Quốc sư đã khuyên giải. Thuận Trị nghe xong thì tỉnh ngộ không xuất gia nữa. Nhưng từ đó ông ta không còn màng đến chuyện nhân gian, tự nhiên không tha thiết gì đến phi tử, mấy tháng có khi cả năm không lâm hạnh nàng nào là chuyện hết sức bình thường. Vậy nên, dẫu tuổi xuân mơn mởn, nhan sắc như hoa như ngọc, Thạc quý phi vẫn bị hoàng đế ghẻ lạnh, tới nỗi không chịu nổi sự cô đơn lạnh lẽo chốn thâm khuê nên mà liều lĩnh “vượt rào”, tư tình với thái giám âu cũng là chuyện khó tránh khỏi.
Giá cá tra ở ĐBSCL đang được thu mua với giá dao động từ 27.000 – 28.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do chi phí giá thành nuôi đã bằng hoặc cao hơn giá bán (27.000 – 30.000 đồng/kg cá) nên người nuôi không có lời thậm chí là lỗ.
Lũy kế kim ngạch xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm 2023 đạt 885 triệu USD, giảm 38%. Những diễn biến từ thị trường thế giới khiến người nuôi cá tra giống lẫn cá thịt gặp nhiều khó nhăn, còn ở trong nước lại phải đối mặt với việc tăng giá thức ăn, thuốc, con giống và các chi phí khác…
Giá cá tra nguyên liệu tại trang trại và giá cá tra giống của Việt Nam giảm kể từ tháng 5 đến nay. Theo đó, giá cá tra giống giảm 37% trong tuần 14 đến tuần 24 xuống còn 24.000 – 26.000 đồng/kg cho loại 30 con/kg, cá thịt giá dao động từ 27.000 – 28.000 đồng/kg theo trang Undercurrent News.
Nguồn cung cá giống thấp do điều kiện thời tiết không thuận lợi và các vấn đề dịch bệnh nhưng nhu cầu thả giống ao mới cũng giảm.
“Dưới áp lực từ xu hướng giá giảm xuống dưới chi phí sản xuất, người dân không còn động lực để thả giống cho vụ mới. Kết quả là giá cá giống giảm rõ rệt xuống còn 26.000 đồng/kg thậm chí có những ao giá dưới 24.000 đồng/kg, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2023”, một công ty thu thập dữ liệu thị trường thuỷ sản tại TP HCM cho biết.
Sự sụt giảm này có nghĩa là giá cá giống vẫn thấp hơn khoảng 18% so với giai đoạn này của 2022, mặc dù vẫn duy trì trên mức của năm 2020 và 2021.
Đơn vị này cho biết giao dịch trên thị trường tương đối trầm lắng. Các nhà chế biến lớn chủ yếu mua các nguyên liệu từ các trang trại liên kết của họ thay vì mua từ các trang trại bên ngoài. Giao dịch cá cỡ lớn bị hạn chế do nguồn cung ít.
Giá cá tra cỡ lớn nhất, từ 1,2 kg trở lên, tăng trong tháng 6. Ngược lại, giá cá tra cỡ nhỏ không đổi hoặc giảm dần.
Cá có trọng lượng từ 1,2 kg trở lên sẽ có giá cao nhất, có thể do đây là kích cỡ được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, nơi nhu cầu tăng mạnh nhất từ đầu năm đến nay.
Với cá tra cỡ 800gram - 1kg là kích thước ưa thích của các công ty chế biến xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ.
Đơn vị tư vấn trước đó cho rằng “các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cũng gặp khó khăn về nguyên liệu, tín dụng, sản xuất. Chi phí đầu vào từ con giống đến thức ăn không ngừng tăng cao”.
“Nông dân bỏ ao dẫn đến nguy cơ thiếu cá nguyên liệu. Cả người nuôi và nhà chế biến đều rơi vào cảnh thiếu vốn duy trì sản xuất, kinh doanh”.