Nhiều thị trường xuất khẩu điều lớn có thể kể đến như Trung Quốc, Ý, Hà Lan, Philippin,. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam là Mỹ. Đầu năm 2019 xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đã đạt 10.822 tấn với giá trị 87,85 triệu USD. Tăng 20,4% về lượng và 20,3% về giá trị so với cuối năm 2018.
Nhiều thị trường xuất khẩu điều lớn có thể kể đến như Trung Quốc, Ý, Hà Lan, Philippin,. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam là Mỹ. Đầu năm 2019 xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đã đạt 10.822 tấn với giá trị 87,85 triệu USD. Tăng 20,4% về lượng và 20,3% về giá trị so với cuối năm 2018.
Các doanh nghiệp sản xuất hoặc xuất khẩu hạt điều sang Mỹ cần phải lưu ý nhiều thứ. Vì Mỹ là thị trường khó tính và luật pháp bảo vệ cho người dân được thực hiện rất nghiêm túc. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực cung cấp hạn chế, không ổn định cần nghiên cứu thị trường Mỹ thật kỹ. Tránh rơi vào tổn thất do bị trả hàng, bị tổn thất do vận chuyển, bảo hiểm hoăc bị kiện tụng.
Doanh nghiệp cần lưu ý về đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng năm 2008 của Mỹ. Đạo luật buộc sản phẩm khi vào thị trường Mỹ cần phải có giấy chứng nhận nêu lên sự hợp chuẩn. Việc chứng nhận phải tuận theo một chương tình thử nghiệm hợp lý. Giấy chứng nhận phải kèm theo sản phẩm và phải xuất trình được khi có yêu cầu của Hải quan Mỹ hoặc Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ.
Cũng cần lưu tâm đến các yếu tố kiện tụng có thể xảy ra khi xuất khẩu hạt điều sang Mỹ. Luật pháp Mỹ quy định các rủi ro trong quá trình sử dụng thì người sản xuất hoặc nhà bán lẻ phải bồi thường. Ví dụ cho chính sản phẩm hạt điều đó là: Người tiêu dùng Mỹ cho mèo của mình ăn hạt điều và con mèo của anh ta bị chết do bị nghẽn cổ họng. Rất có thể người tiêu dùng này sẽ kiện nhà phân phối hoặc đơn vị sản xuất Việt Nam với lý do sản phẩm không dán nhãn khuyến cáo.
Các loại bao bì đóng gói, túi nhôm, túi hút ẩm đóng gói chúng với hạt điều cũng cần phải tuân theo các quy định do ủy ban an toàn Mỹ đề ra.
Tóm lại doanh nghiệp Việt cần cẩn thận trước khi xuất khẩu sang Mỹ. Tốt nhất là nên có những thử nghiệm về tính an toàn của sản phẩm hạt điều. Doanh nghiệp cũng cần quan sát phản hồi của khách hàng. Nếu có phát sinh lỗi cần báo ngay đến Ủy ban an toàn Mỹ để có biện pháp khắc phục. Chính Phủ Mỹ có thể ra lệnh tiêu hủy nếu sản phẩm vi phạm các yêu cầu của ủy ban.
Quy trình chế biến hạt điều xuất khẩu cũng tương tự như quy trình chế biến cung ứng nội địa. Mối quan tâm hàng đầu của hàng xuất khẩu chính là thị hiếu người dùng và luật pháp liên quan của nước cần xuất đến.
Hạt điều thô => Sàng bụi => Hấp => Phân loại hạt => Tách vỏ cứng => Sấy nhân => Làm ẩm => Bóc vỏ lụa => Tách sót lụa => Cạo lụa => Phân loại => Đóng gói xuất khẩu ( hoặc chế biến thành phầm rồi đóng gói xuất khẩu)
Càn tập trung các hạt thô lại và kiểm tra kỹ càng. Chỉ chọn các hạt đủ tiêu chuẩn, màu sắc đồng đều để đảm bảo chất lượng thành phẩm sau này.
Công tác sảng bụi giúp loại bỏ đất, cát, đá. bụi bẩn và những tạp chất khác đang lẫn trong hạt điều thô
Hạt điều thô sau khi sàng bụi sẽ được đưa vào lồng hấp. Quá trình hấp kéo dài từ 20 – 50 phút, sau đó hạt điều được làm nguội và đưa vào các khay đựng. Sau khi hấp thì vỏ hạt điều trở nên mềm hơn. Giúp tạo khoảng cách giữa lớp vỏ xốp và vỏ lụa, giúp việc cắt tách được tiện hơn.
Mỗi kích cỡ hạt sẽ có giá tri tương đối khác nhau. Nên hạt điều cần phải được phân loại kích thước cẩn thận. Việc phân kích cỡ hạt cũng giúp việc cắt tách say này được dễ dàng hơn.
Quá trình cắt tách cần phải giảm thiểu tối đa mức bể gãy của hạt. Nên sử dụng các loại máy móc hỗ trợ để tỷ lệ bể được giảm xuống( chỉ từ 5-8%)
Nhiệt độ cao trong máy sấy sẽ làm chín nhân hạt điều. Làm vỏ lụa tách dần khỏi phần nhân. Nhiệt độ cao cũng giúp loại bỏ các loài vi sinh vật gây bệnh.
Làm ẩm bề mặt nhân hạt giúp quá trình tách vỏ lụa được dễ hơn.
Quá trình bóc vỏ lụa cũng cần lưu ý giảm thiểu tỷ lệ bể, gãy nhân. Khâu bóc vỏ lụa cần đảm bảo vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ.
Kiểm tra lại và bóc các hạt còn sót lụa
Để thành phẩm có màu trắng ngà, hơi cong, đẹp mắt thì không được cạo vỏ lụa phạm vào nhân điều. Khi cạo phải cạo nhẹ tay. Hạt điều bị cạo phạm vào sẽ dễ bị mốc.
Cần phân loại hạt điều theo màu sắc và kích cỡ theo chuẩn AFI. Hoặc cũng có thể phân loại theo yêu càu của đối tác.
Hạt điều được đóng gói vào các túi hút chân không để hạn chế bị nấm mốc. Có thể đóng gói chung với gói hút ẩm để bảo quản được lâu. Tuy nhiên cần xem thêm các quy định về gói hút ẩm của nơi cần xuất khẩu đến. Cũng cần lưu ý là mỗi bang của Mỹ có thể có những chính sách khác nhau cho từng hạng mục nhập khẩu. Vì vậy cần xem xét thật kỹ nhãn hiệu gói hút ẩm hoặc gói hút oxy khi đóng gói kèm theo hạt điều.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ cần tuân thủ nhiều quy định liên quan. Và khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng thì vẫn xuất hiện nhiều rủi ro trong kiện tụng. Vì vậy các doanh nghiệp hạt điều tại Việt Nam nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ cần tìm hiểu rõ thị trường này. Tránh bị tổn thất do vận chuyển hoặc bị trả hàng, kiện tụng,…
Theo Bộ Công Thương, EU hiện là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung toàn ngành.
Thuế suất đối với các sản phẩm chế biến từ hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam giảm về 0% ngay sau khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Mức giảm này rất quan trọng vì trước khi EVFTA có hiệu lực, thuế quan của mặt hàng hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam dao động từ 7 - 12%. Việc EVFTA đi vào thực thi trong bối cảnh dịch COVID-19 và biến động thị trường phức tạp, được kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội to lớn.
Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2021 sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với năm 2020. Mức tăng trưởng khả quan trên là nhờ nhu cầu hạt điều của EU tháng cuối năm đạt mức cao theo yếu tố chu kỳ, nhằm phục vụ kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh và đón chào năm mới.
Về cơ cấu thị trường, ngành điều Việt Nam xuất khẩu sang 23 thị trường thành viên EU. Trong đó, ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức. Bên cạnh đó, ngành điều Việt Nam cũng đã khai thác tốt các thị trường thành viên EU khác như: Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan. Đây đều là những thị trường tiêu thụ hạt điều tốt. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Phần Lan tăng 625,7% về lượng và tăng 629,6% về trị giá. Như vậy, ngành điều Việt Nam đã khá thành công khi khai thác tốt thị trường cửa ngõ như Hà Lan, Đức, đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tốt các thị trường khác tại EU như Phần Lan, Ba Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Rumani, Bồ Đào Nha.
Với kết quả đạt được trong năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU đã có một năm khá thành công trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó khăn trong khâu sản xuất, thông quan và giá cước phí tăng. Triển vọng xuất khẩu năm 2022 được kỳ vọng sẽ tăng khoảng 15% về lượng và tăng 10% về trị giá so với năm 2021, đạt trên 155 nghìn tấn, trị giá 900 triệu USD. Nhận định trên dựa trên yếu tố cung - cầu, giá xuất khẩu có xu hướng phục hồi từ cuối năm 2021.
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho EU. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 73,4% trong 9 tháng năm 2020 lên 77,3% trong 9 tháng năm 2021. Ngược lại, EU giảm nhập khẩu hạt điều từ Ấn Độ, mức giảm 34,7% về lượng và giảm 40,2% về trị giá, đạt 8,65 nghìn tấn, trị giá 58,93 triệu EUR. Thị phần hạt điều của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối giảm từ 11,5% trong 9 tháng đầu năm 2020 xuống 7,4% trong 9 tháng đầu năm 2021.