Tên Gian Hàng Hội Chợ Quê

Tên Gian Hàng Hội Chợ Quê

Chợ quê Đồng Tháp ở đâu? Đến chợ quê Đồng Tháp tuổi thơ ùa về ấn tượng, chính vì điều này mà Đồng Tháp triển khai chợ phiên tại 3 xã ở TP Cao Lãnh, huyện Tháp Mười và huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) Phiên chợ quê” đáp ứng nhu cầu ăn uống, mua sắm, tham quan của du khách. Các phiên chợ quê đều rất đông du khách tìm đến.

Chợ quê Đồng Tháp ở đâu? Đến chợ quê Đồng Tháp tuổi thơ ùa về ấn tượng, chính vì điều này mà Đồng Tháp triển khai chợ phiên tại 3 xã ở TP Cao Lãnh, huyện Tháp Mười và huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) Phiên chợ quê” đáp ứng nhu cầu ăn uống, mua sắm, tham quan của du khách. Các phiên chợ quê đều rất đông du khách tìm đến.

Ra mắt tour du lịch trải nghiệm chợ quê cồn Tân Thuận Đông

Chiều ngày 03/12, Uỷ ban nhân dân xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh phối hợp với Công ty Cổ phần Mỹ Phước Thành Du lịch Đồng Tháp ra mắt tour du lịch trải nghiệm chợ quê cồn Tân Thuận Đông.

Lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh  và lãnh đạo thành phố Cao Lãnh dự ra mắt tour du lịch trải nghiệm  chợ quê cồn Tân Thuận Đông

Ngay từ chiều tối, đông đảo du khách đã đến tham quan chợ quê gần cầu tàu của khu du lịch tại ấp Tân Phát. Rất nhiều quầy hàng trưng bày những sản phẩm đặc trưng của địa phương. Khung cảnh mua bán tái hiện lại phiên chợ xưa, nhà vườn có sản phẩm gì đều đem ra bán. Trái cây thì có xoài, nhãn, mận, cam xoàn; thức uống từ nhiều loại cây lá dân giã; rau củ, bánh dân gian, tôm, cá v.v..

Tới đây, du khách còn trải nghiệm cách làm bánh dân gian thú vị, ngắm cảnh đường quê với những chiếc đèn lồng lung linh thắp sáng trên đường quê.

Bên cạnh tham quan trải nghiệm, mua sắm, du khách được hướng dẫn viên giới thiệu về địa phương, ngắm vườn cây ăn trái trên tuyến đường, sau đó về bến tàu bằng xe đạp. Cũng tại đây, du khách sẽ thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương và giao lưu đờn ca tài tử tại bến tàu du lịch.

Quầy hàng bán sản phẩm đặc trưng của địa phương

Người dân bán những sản phẩm tự sản xuất – tái hiện chợ quê Nam bộ

Với chủ đề “Phát triển du lịch biển, khai thác thế mạnh của du lịch miền Trung”, Hội chợ du lịch quốc tế Đà Nẵng 2022 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 11/12 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm thành phố Đà Nẵng.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, Hội chợ lần này dự kiến có khoảng 350 gian hàng, trong đó sẽ có các doanh nghiệp và cơ quan xúc tiến du lịch của hơn 50 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự và khoảng 50 gian hàng của ngành Du lịch các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Mỹ, Australia…

Dự kiến sẽ có khoảng 2.000 lượt doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế đến làm việc; khoảng 30.000 lượt khách Việt Nam và quốc tế đến tham quan và mua sản phẩm tại hội chợ. Trong đó, Hội chợ dự kiến đón khoảng 60-80 doanh nghiệp lữ hành quốc tế từ các thị trường chính được Ban tổ chức hướng đến là thị trường Đông Nam Á và Nam Á (là các thị trường gần và mới - Ấn Độ); thị trường Tây Âu và Mỹ, Australia; thị trường Đông Bắc Á (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc - thị trường cơ bản của Đà Nẵng và miền Trung).

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhận định, Hội chợ lần này nhằm giúp các địa phương triển khai mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động nhằm phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt là việc thu hút khách quốc tế. Với chủ đề “Phát triển du lịch biển, khai thác thế mạnh của du lịch miền Trung”, Hội chợ VITM Đà Nẵng 2022 xác định du lịch biển là mục tiêu quan trọng, ưu tiên phát triển thế mạnh này của du lịch Việt Nam, trong đó thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực du lịch thể thao như golf, đua thuyền, lướt sóng, du lịch nghỉ dưỡng, các doanh nghiệp kinh doanh và cung cấp dịch vụ MICE, du lịch khám phá của Việt Nam và quốc tế.

Trong khuôn khổ chương trình, các tỉnh, thành phố sẽ có những hội thảo xoay quanh việc khôi phục, phát triển du lịch như: Chương trình “Kết nối sức mạnh - bứt phá vươn xa”; hội thảo về “Du lịch biển, đảo Việt Nam - Thời cơ, thách thức và giải pháp”; hội nghị “Giới thiệu, quảng bá du lịch Nghệ An”; hội thảo “Biển đảo Kiên Giang - đẳng cấp và khát vọng”; tập huấn phòng chống nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trong ngành du lịch”; hội thảo về chuyển đổi số trong ngành Du lịch...

Để chuẩn bị cho sự kiện, hiện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng và các đơn vị liên quan mời các doanh nghiệp du lịch là các đơn vị lữ hành quốc tế chất lượng, uy tín tham dự bởi họ sẽ là các đối tác trong tương lai đưa khách vào Việt Nam. Bên cạnh đó, tại hội chợ sẽ có các hoạt động kết nối của người mua (buyer) và người bán (saler), các hoạt động này sẽ hướng vào chiều sâu, chất lượng để các bên kết nối, xúc tiến gặp gỡ với các doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng, các địa phương miền Trung và Việt Nam. Sau đó, họ đi tham quan, khảo sát các điểm đến của Đà Nẵng, một số trung tâm du lịch của Việt Nam, khởi động lại hoạt động du lịch quốc tế.

Dịp cuối tuần, chúng tôi đến thành phố Hồng Ngự rồi qua phà Mương Lớn tìm về phiên chợ quê ở xã cù lao Long Thuận, huyện Hồng Ngự. Trên phà qua sông, tâm trạng ai cũng háo hức được trở về chợ, tìm lại những món ăn dân dã do chính bà con nông dân tự tay làm, mang bán.

Nào là si-rô đá bào, ốc, hến, bánh xèo, bắp trái nướng, mắm, bánh bò, bánh tét, bánh ít, bánh canh, thức ăn chay..., từng món đều được trang trí bắt mắt, đậm đà hương vị quê hương xứ sở cù lao.

Chợ quê xã Long Thuận nằm trên đường nhánh Ông Thắng (ấp Long Hòa) khai mạc phiên đầu vào ngày 19/5/2023, hoạt động từ 15 giờ đến 21 giờ ngày thứ bảy hằng tuần. Mô hình chợ tái hiện lại khung cảnh xưa với gần như đầy đủ món ăn “cây nhà lá vườn”, nhất là các món dân dã và truyền thống. Khu tự sản tự tiêu với các loại rau, cá đồng, khô các loại và trái cây do người dân tự trồng, thu hái. Bước đầu có ba khu vực với quy mô hơn 65 điểm mua bán.

Tuy là chợ quê nhưng người bán phải được tập huấn kiến thức để các mặt hàng ăn uống bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm chụp ảnh check-in, ngắm cảnh đồng quê với vườn rau hữu cơ. Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất-tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận, Dương Minh Sang cho biết:

Phiên chợ do Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Hợp tác xã tổ chức. Sắp tới, sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động thường xuyên và thông suốt. Xây dựng các tiểu cảnh phụ để chụp ảnh check-in, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch; bố trí nơi giữ xe cho khách tham quan chợ; bố trí tần suất thu gom rác thải phù hợp.

Chiều thứ bảy, ngày 3/12/2022, xã cù lao Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh triển khai thử nghiệm khai trương tuần đầu phiên chợ Cù lao Tân Thuận Đông tại khu vực ấp Tân Phát. Khi ấy có 24 hộ dân tham gia trưng bày và mua bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương, sản phẩm OCOP; tổ chức giao lưu, biểu diễn đờn ca tài tử-hò Đồng Tháp, trò chơi dân gian và các hoạt động văn hóa văn nghệ. Thời gian hoạt động từ 10 giờ đến trước 19 giờ, vào thứ bảy hằng tuần, tùy tình hình thực tế sẽ điều chỉnh thời gian và số ngày hoạt động phù hợp. Tham gia phiên chợ là các thành viên hợp tác xã, hội quán, người dân và doanh nghiệp.

Theo Ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh, qua hơn 8 tháng triển khai thực hiện, chợ đón hơn 60.000 lượt khách đến tham quan, vui chơi, mua sắm, tổng doanh thu đạt gần 4 tỷ đồng. Hiện đã có 66 hộ dân tham gia mua bán, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và tạo thu nhập cho người dân địa phương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh Lê Thị Mai Trinh cho rằng, điều được nhất qua phiên chợ là thấy được nhu cầu trải nghiệm của du khách nội địa ngoài địa phương rất lớn.

Đây chính là tiềm năng, điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ khác tại xã Tân Thuận Đông và một số địa phương khác của thành phố Cao Lãnh. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện cũng bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế như: nhân lực phục vụ, trang trí, việc bố trí các bến bãi đưa rước khách chưa hợp lý, khoa học... cần phải sắp xếp, tổ chức lại.

Phiên chợ quê Gò Tháp, huyện Tháp Mười cũng có nét hết sức đặc trưng khi được tổ chức theo hình thức chợ quê xưa gắn với không gian sen tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp.

Được tổ chức mỗi tháng một lần vào ngày thứ bảy của tuần cuối cùng trong tháng, đến nay, chợ quê Gò Tháp đã là phiên thứ năm. Nhằm tái hiện không gian chợ quê xưa, các gian hàng được bài trí theo kiểu chợ truyền thống Nam Bộ với mái che lợp lá, quầy sạp bằng tre, gỗ, dừa... và trang trí bằng những chất liệu mộc mạc, đơn sơ có tại địa phương.

Phiên chợ đầu tiên có 44 gian hàng, đến phiên chợ thứ năm đã có 92 gian hàng. Các quầy hàng trưng bày và bán sản phẩm địa phương rất phong phú, đa dạng như: cháo cá lóc đồng rau đắng, cháo ếch, cháo vịt xiêm, cá lóc đồng nướng ăn lá sen non, ốc luộc sả,...

Đáng chú ý, có hơn 30 loại bánh dân gian và các loại trái cây. Đến chợ, du khách còn được thưởng thức và giao lưu đờn ca tài tử. Doanh thu bán hàng tăng dần, ước đạt từ 150 triệu đồng đến 450 triệu đồng mỗi phiên. Lượng khách tăng từ 3.000 lượt trong phiên đầu, đến phiên thứ năm có khoảng 9.000 lượt.

Tỉnh Đồng Tháp là địa phương duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có các phiên chợ quê diễn ra đều đặn định kỳ hằng tuần, hoặc hằng tháng. Đây là loại hình du lịch cộng đồng mang đến nhiều điều thú vị, mới mẻ; bước đầu có hiệu quả, thu hút nhiều du khách.

Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp) Trần Chí Cường cho biết, thời gian tới, sở sẽ đến hỗ trợ, hướng dẫn cho các địa phương, người dân trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách tại phiên chợ.