Tăng Trưởng Kinh Tế Singapore

Tăng Trưởng Kinh Tế Singapore

VTV.vn - Số liệu thống kê công bố ngày 25/5 cho thấy, kinh tế Singapore trong quý I/2021 tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020, nhờ những tác động tích cực từ lĩnh vực sản xuất.

VTV.vn - Số liệu thống kê công bố ngày 25/5 cho thấy, kinh tế Singapore trong quý I/2021 tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020, nhờ những tác động tích cực từ lĩnh vực sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?

Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...

Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.

GDP Triều Tiên có thể đã tăng 3,1% trong năm 2023, mức lớn nhất kể từ năm 2012, theo ước tính của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK).

BOK công bố ước tính của mình về nền kinh tế Triều Tiên kể từ năm 1991, dựa trên thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, gồm các cơ quan tình báo và thương mại nước ngoài, dữ liệu từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc. Theo Reuters, các ước tính của BOK là một trong những chỉ số đáng tin cậy về hoạt động kinh tế tại Triều Tiên, nơi không công bố dữ liệu chính thức.

Sau 3 năm liên tiếp suy giảm, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh năm qua nhờ thương mại với Trung Quốc tăng lên sau khi các biện pháp kiểm soát biên giới trong đại dịch được nới lỏng, theo BOK.

"Mặc dù các lệnh trừng phạt vẫn còn, nền kinh tế tăng trưởng nhờ các hạn chế liên quan đến Covid được nới lỏng, tăng trưởng thương mại với Trung Quốc và điều kiện thời tiết thuận lợi, một quan chức BOK cho biết.

Kim ngạch thương mại của Triều Tiên tăng 74,6% lên 2,77 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, thương mại song phương Triều Tiên - Trung Quốc chiếm 98,3%. Xuất khẩu tăng vọt 104,5% vào 2023, dẫn đầu là giày dép, mũ và tóc giả, trong khi nhập khẩu tăng 71,3% với nhu cầu phân bón tăng đột biến.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát Nhà máy máy kéo Kumsong ngày 23/8/2023. Ảnh: KCNA

Năm 2023, công nghiệp chiếm 30,7% cơ cấu kinh tế Triều Tiên, trong khi nông nghiệp và xây dựng lần lượt chiếm 22% và 11%. Sản lượng công nghiệp tăng 4,9%, nhanh nhất trong 7 năm, dẫn đầu là sản xuất các mặt hàng kim loại và tóc giả. Lĩnh vực xây dựng tăng trưởng 8,2%, nhanh nhất kể từ năm 2002 nhờ nhiều dự án nhà ở được triển khai. Còn lại, nông nghiệp tăng 1%

Mức thu nhập bình quân đầu người danh nghĩa của Triều Tiên năm 2023 ước tính là 1,59 triệu won (1.147,56 USD).

Trước đó, nền kinh tế Triều Tiên suy giảm 0,2% vào năm 2022, 0,1% năm 2021 và 4,5% năm 2020 trong bối cảnh các hạn chế liên quan đến Covid-19 và lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.

BOK đánh giá sự phục hồi trong năm 2023 là tạm thời nhưng cũng có những yếu tố tích cực như khả năng tăng trưởng hơn nữa trong thương mại với Trung Quốc và mở rộng hợp tác kinh tế với Nga.

Tháng trước, Bình Nhưỡng và Moskva đã nhất trí mở rộng hợp tác trong thương mại, kinh tế và đầu tư trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Triều Tiên.

Thứ sáu, 29/10/2021 14:31 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Ngày 28/10, Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý III/2021 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua trong bối cảnh số ca nhiễm mới COVID-19 kìm hãm chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chi tiêu của người tiêu dùng.

Theo đó, trong quý III, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ chỉ đạt 2% so với cùng kỳ năm ngoái và bất ngờ sụt giảm mạnh so với mức tăng trưởng 6,7% được ghi nhận trong quý trước đó. Chi tiêu của người tiêu dùng, vốn chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ chỉ tăng 1,6% trong quý III/2021 sau khi tăng mạnh mẽ 12% trong quý II. Các chuyên gia kinh tế nhận định, mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với dự báo 2,7% được đưa ra trước đó. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ khi tiến trình phục hồi bắt đầu sau đại dịch.

"Biến thể Delta là lý do lớn nhất gây ra sự giảm tốc đáng chú ý", ông Ryan Sweet, Nhà kinh tế cấp cao tại Moody's Analytics ở West Chester, Pennsylvania, dự báo.

Bên cạnh dịch bệnh, lạm phát do thiếu hụt hàng hóa và tiền cứu trợ đại dịch từ Chính phủ cũng kéo giảm tăng trưởng. Cơn bão Ida tàn phá sản xuất năng lượng ngoài khơi vào cuối tháng 8 vừa qua, cũng đè nặng lên nền kinh tế.

Lạm phát vượt quá mức mục tiêu 2% của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED), cũng làm giảm khả năng chi tiêu của các hộ gia đình. Áp lực giá cả và sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng này cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 của Mỹ xuống 6% từ mức 7% hồi tháng 7.

Tuy vậy, ông Ryan Sweet cho rằng, đà tăng trưởng sẽ quay trở lại vào quý IV/2021 và nửa đầu năm 2022 khi tình hình dịch COVID-19 giảm căng thẳng.

Trước đó, GDP của Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng 6,3% trong quý I/2021 sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 4% trong quý IV/2020. Tuy nhiên, con số này không đủ để bù đắp cho cú sốc của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cả năm 2020.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, tính cả năm 2020, GDP của Mỹ giảm 3,5% so với năm 2019. Đây là mức giảm mạnh nhất của kinh tế Mỹ kể từ năm 1946 và là lần đầu tiên GDP hàng năm của Mỹ giảm kể từ năm 2009, thời điểm kinh tế nước này giảm 2,5% do khủng hoảng tài chính toàn cầu./.

H.Hà (Theo Reuters, aljazeera.com)

(TTXVN) Triển vọng tăng trưởng của kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào triển vọng của thương mại và nhu cầu toàn cầu trong khi cả hai yếu tố này vẫn còn yếu.

Tăng trưởng kinh tế Singapore suy giảm trong những tháng cuối cùng của năm 2019 khi mà nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Singapore vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu này chật vật tăng trưởng mặc dù căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc giảm đi.

Theo ước tính ban đầu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, tăng trưởng GDP của Singapore trong quý cuối cùng của năm 2012 chỉ đạt 0,1% so với quý trước đó. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đã dự báo tốc độ tăng trưởng 0,4%. Tăng trưởng kinh tế Singapore cả năm 2019 ước tính chỉ đạt 0,8%, tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 1 thập kỷ.

Trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược tại Ngân hàng OCBC ở Singapore, bà Selena Ling cho biết, số liệu mới nhất cho thấy trong khi ngành sản xuất khó khăn, ngành dịch vụ và xây dựng nhiều khả năng vẫn là điểm sáng của kinh tế Singapore trong năm 2020.

Là một trong những nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu trên thế giới, triển vọng tăng trưởng của kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào triển vọng của thương mại và nhu cầu toàn cầu trong khi cả hai yếu tố này vẫn còn yếu.

Trong thông điệp đầu năm mới, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, nền kinh tế đang tăng trưởng yếu hơn so với kỳ vọng của giới chức nước này, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp diễn.

Vào tháng 10/2019, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần đầu tiên từ năm 2016, khẳng định nền kinh tế vẫn đối diện với rủi ro bên ngoài ngay cả nếu gần tránh được suy thoái kinh tế trong quý III/2019.

Năm 2020, kinh tế Singapore được dự báo tăng trưởng 1 - 2%, với điều kiện lĩnh vực sản xuất tăng trưởng vừa phải, lĩnh vực dịch vụ và xây dựng tăng trưởng tốt.