Phiếu Hỗ Trợ Khám Thai Ở Nhật

Phiếu Hỗ Trợ Khám Thai Ở Nhật

Nếu bạn đang mang thai, bạn nên khám thai định kỳ. Tại Nhật, chi phí khám thai thường được chính quyền địa phương trợ cấp. Khi gửi thông báo mang thai, bạn sẽ nhận được phiếu khám sức khỏe để sử dụng tại bệnh viện cùng với sổ tay sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Nếu bạn đang mang thai, bạn nên khám thai định kỳ. Tại Nhật, chi phí khám thai thường được chính quyền địa phương trợ cấp. Khi gửi thông báo mang thai, bạn sẽ nhận được phiếu khám sức khỏe để sử dụng tại bệnh viện cùng với sổ tay sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Những vật dụng/giấy tờ cần mang theo khi khám thai

Khi đi khám thai cần mang theo những vật dụng/giấy tờ như sau:

Khi đi khám thai, bạn sẽ được kiểm tra các mục liên quan đến sức khỏe của thai phụ và em bé như sau:

Ngoài ra, cơ sở y tế sẽ thực hiện xét nghiệm máu, tầm soát ung thư cổ tử cung, siêu âm khi cần thiết. Trong những tuần cuối của thai kỳ (khoảng 36 tuần), xét nghiệm Non-stress test (NST) sẽ được tiến hành để kiểm tra tình trạng của em bé. Họ sẽ sử dụng một thiết bị theo dõi chuyển dạ để kiểm tra độ căng của bụng và tình trạng của em bé. Thời gian kiểm tra sẽ mất khoảng 40 phút. Xét nghiệm này là phương pháp điều trị tự chi trả và có giá khoảng 2.000 đến 3.000 yên. Tùy thuộc vào chính quyền địa phương, mục này có thể được nhận trợ cấp hoặc không.

Mang thai và sinh con ở Nhật (Kỳ I – Trợ cấp nghỉ chăm con)

Mang thai và sinh con ở Nhật (Kỳ II – Trợ cấp một lần khi sinh con)

Mang thai và sinh con ở Nhật (Kỳ III – Đăng ký khai sinh)

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

KHÁM THAI LẦN ĐẦU Ở NHẬT- NHỮNG LƯU ÝSau khi dự đoán được rằng mình có bầu bằng que thử thai hay các dấu hiệu khác, chắc hẳn các bố mẹ sẽ rất vui mừng háo hức cho lần đầu đi khám thai. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và nhiều điều thắc mắc như: khi nào thì nên đi khám? nên đi khám ở đâu? nội dung khám sẽ như thế nào?…. Hôm nay mình sẽ chia sẻ về lần đầu đi khám thai và các lưu ý cho các “tân bố mẹ” cùng tham khảo nhé.

Bạn có thể đi khám lần đầu ở phòng khám sản khoa tư nhân (clinic), hoặc ở các bệnh viện lớn – nơi bạn định khám thai lâu dài và sinh con.

♦ Nếu nhà bạn ở xa bệnh viện lớn, ngại việc chờ đợi cho lần khám đầu .v.v. thì bạn có thể lựa chọn clinic gần nhà để khám. Nhưng lưu ý là nếu khám xong và bác sĩ kết luận bạn có thai thì hãy nhờ bác sĩ viết giấy giới thiệu đế bệnh viện lớn nhé. Vì nếu không có giấy giới thiệu bạn sẽ mất thêm khoản phí “giới thiệu” cho lần khám đầu tiên ở bệnh viện lớn nữa.

♦ Còn nếu tiện thì bạn nên tìm luôn một bệnh viện lớn, uy tín nơi bạn muốn khám thai định kỳ và sinh con và khám lần đầu ở đó. Nó sẽ giúp bạn chỉ phải chờ đợi lần đầu, từ lần khám sau sẽ có lịch hẹn của bác sỹ, tiết kiệm thời gian hơn.

Thời gian khám thai lần đầu nên trong khoảng từ tuần thứ 5 đến tuần tứ 11 của thai kỳ. Vì nếu khám trước tuần thứ 5, có thể thai nhi vẫn chưa làm ổ trong tử cung, siêu âm cũng không thấy được túi thai. Còn sau tuần thứ 11 nếu bạn vẫn chưa đi khám thì hơi muộn, sẽ nguy hiểm nếu thai kỳ của bạn có bất thường mà không được phát hiện sớm.

Tuy nhiên bạn cũng lưu ý là ở Nhật, trước khi xác định được tim thai của em bé (khoảng tuần thứ 8) thì bệnh viện vẫn chưa chính thức công nhận bạn là thai phụ (妊婦)- họ cũng chưa phát cho bạn Giấy thông báo mang thai (妊娠届け出書)để bạn có thể ra tòa thị chính (市役所) và nhận các phiếu hỗ trợ khám thai. Và bạn sẽ phải TỰ PHÍ các lần khám cho đến khi nhận được phiếu hỗ trợ khám thai.

Thế nên, nếu bạn khám lần đầu trước khi em bé được khoảng 8 tuần, bạn sẽ phải mất tầm 2 lần khám TỰ PHÍ. Còn nếu các bạn khám lần đầu từ sau khi em bé được khoảng 8 tuần– bạn sẽ nhận được Giấy thông báo mang thai ngay lần khám đó- và từ lần sau bạn có thể dùng Phiếu hỗ trợ khám thai để đi khám rồi – bạn chỉ mất 1 lần khám TỰ PHÍ thôi.

Lưu ý: Đây là kinh nghiệm cá nhân của mình để giúp tiết kiệm chi phí. Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn 5-8 tuần thì hãy cứ đi khám sớm để yên tâm nhé!

Lần đầu đi khám nếu không có gì bất thường bạn sẽ sẽ mất khoảng trên dưới 1 man Yên (tùy bệnh viện), (Bao gồm cả chi phí làm Giấy giới thiệu). Nếu bạn mất thêm lần thứ 2 khám tự phí: thì lần 2 sẽ tốn khoảng từ 3000-7000 Yên.

4. GIẤY TỜ MANG THEO KHI ĐI KHÁM

Bạn chỉ cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế, Giấy tờ tùy thân (thẻ Lưu trú/ hoặc Bằng lái xe). Nếu có thẻ khám bệnh của bệnh viện luôn rồi thì mang đi. Nếu chưa có đến bệnh viện họ sẽ làm cho bạn.

Khi bạn đến quầy tiếp nhận (受付) và nói nội dung muốn khám (khám thai lần đầu tiếng Nhật gọi là: 妊娠初診する), nhân viên sẽ làm cho bạn tờ giấy chỉ định đến khoa phụ sản.

Đến khoa phụ sản nộp giấy và xếp hàng sau đó y tá sẽ hướng dẫn bạn các nội dung khám. Về cơ bản, nội dung khám thai lần đầu gồm:

Y tá sẽ phát cho bạn 1 phiếu hỏi để bạn điền. Phiếu hỏi về các thông tin cá nhân của bạn liên quan đến việc sinh đẻ (ví dụ như: sinh con lần mấy, chu kỳ kinh nguyệt (KN) bao nhiêu ngày, ngày cuối có KN là ngày mấy, có đang bị bệnh hay điều trị bệnh gì không, có dị ứng gì không.v.v). Tùy bệnh viện mà nội dung phiếu hỏi có thể khác nhau đôi chút, nhưng cơ bản là các nội dung trên. Bạn cố gắng điền các thông tin chi tiết và chính xác nhé, vì đây là dữ liệu để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và bé trong suốt thai kỳ.

♦Đo huyết áp (血圧検査), đo cân nặng (体重測定), kiểm tra nước tiểu(尿検査)

Y tá sẽ hướng dẫn bạn chỗ đo huyết áp và cân nặng (2 cái này ở Nhật thường có máy tự động, bạn phải tự ngồi vào và đo, sau đó máy sẽ chạy ra tờ kết quả và mang nộp cho y tá). Còn kiểm tra nước tiểu thì họ sẽ cho mình cốc có tên của mình và chỉ cho phòng lấy nước tiểu.

Một số bệnh viện cũng có cả kiểm tra máu (血液検査), tuy nhiên nhiều bệnh viện sẽ không có hạng mục này trong lần khám đầu tiên.

Đây là hạng mục chắc chắn bạn phải làm. Có thể nhiều bạn sẽ là lần khám nội đầu tiên nên sẽ có nhiều bỡ bỡ (như mình cũng vậy).

Thường thì bạn sẽ được gọi vào phòng siêu âm nội, khi vào bạn phải chốt cửa (phòng trường hợp đang khám có ai vô tình đi vào), sau đó bạn cởi đồ bên dưới và ngồi lên 1 cái ghế khám có nâng lên hạ xuống tự động. Giữa bệnh nhân và bác sĩ sẽ có 1 chiếc rèm lửng ngăn cách nên bạn và bác sỹ sẽ không thấy mặt nhau – nên bạn yên tâm là cũng khá thoải mái. Sau đó bác sĩ sẽ  nhấn nút cái ghế nâng lên thành tư thế nằm, họ sẽ cho đầu dò và siêu âm bên trong. Chỉ khoảng 1 phút là khám xong.

♦ Bác sĩ tư vấn kết quả (医師からの説明)

Khám xong các hạng mục trên, bạn sẽ ra ngoài chờ để nhận kết quả. Khi có kết quả bác sĩ sẽ gọi mình vào để trả và giải thích kết quả khám. Bác sĩ sẽ giải thích bạn có thai hay chưa, có bất thường gì không.

Nếu em bé còn quá nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ chúc mừng bạn và hẹn bạn khám lần tiếp. Còn nếu em bé đã đủ lớn, đã thấy tim thai và qua khoảng 8 tuần, bạn sẽ được phát Giấy thông báo mang thai và các giấy tờ liên quan khác, và được giải thích cách đi nộp Giấy thông báo mang thai để nhận Sổ tay mẹ cùng Phiếu hỗ trợ khám thai.

Về cơ bản, lần khám đầu tiên sẽ là như vậy! Bố mẹ nào cần hỏi vấn đề gì chi tiết hơn thì hãy để lại comment nhé. Mình sẽ trả lời chi tiết trong phạm vi am hiểu.

Xin chúc mừng và chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài này mình dành riêng để kể về các lần đi khám thai ở Nhật. Bạn nào mới tập đầu thì tham khảo xem nha. Đây là lịch khám thai ở phòng khám gần nhà mình, có ghi nội dung khám cũng như lần nào dùng coupon (phiếu hỗ trợ nhận từ trên quận) nào sẵn rồi nên rất là tiện lợi.

1. Lần đầu đi khám (Tuần thứ 8)

Là sau khi thử que thử thai và có kết quả dương tính thì mình đi khám, bác sĩ chỉ trò chuyện sơ qua các biểu hiện rồi cho siêu âm vì lúc đó mình đã được 8 tuần rồi, đã có tim thai và thai nhi đã vào tử cung, khoẻ mạnh. Sau đó y tá dặn dò thêm về các lưu ý, chú ý ăn uống, lịch khám, cho 1 xấp giấy về nhà tự coi, rồi hỏi sơ qua về bệnh viện dự sinh vì phòng khám đó không có đỡ đẻ mà chỉ liên kết với các bệnh viện phụ sản lớn khác thôi. (Tham khảo Khi có dấu hiệu mang thai thì làm gì?)

Để xác định lại ngày dự sinh thì sau lần khám đầu hơn 1 tuần mình lại đi khám tiếp. Lần này bác sĩ cũng siêu âm, báo thai khoẻ mạnh rồi cho giấy để mình lên quận nhận sổ mẹ con. Đi lấy sổ mẹ con người ta không hỏi giấy này luôn, chỉ đưa giấy tờ cho mình ghi rồi cấp sổ, móc đeo và tư vấn về sức khoẻ các kiểu thôi.

Tham khảo Mua sắm khi mới mang thai

Tuần thai thứ 12 mình đi khám tổng quát bao gồm cân nặng, huyết áp, lấy mẫu nước tiểu, và lấy 6-7 ống máu để xét nghiệm máu. Ngoài ra bác sĩ vẫn siêu âm và y tá thì hỏi han về chuyện ốm nghén. Mình khám lúc khoảng 2h chiều, bác sĩ dặn vẫn ăn trưa mình thường, ăn sớm 1 chút và tránh đồ quá ngọt ra thôi. Lúc này nhà mình cũng hầu như là chốt bệnh viện dự sinh rồi. Các bạn phải xem xét và đặt sớm chứ các bệnh viện phụ sản đông lắm ý.

Tham khảo Khám sàng lọc dị tật trước sinh

Lần này chủ yếu là lấy kết quả của lần khám trước. Bác sĩ cũng siêu âm (qua bụng) và báo là thai nhi phát triển khoẻ mạnh như thế nào thôi. Kết quả khám tốt, vì đã tiêm phòng rubella nên bác sĩ cũng không dặn dò phải bổ sung thêm gì hay không mà mình cũng quên không hỏi. Lúc đó nghén không uống được elevit hay các vitamin bổ sung, ăn uống cũng kém nên mình lo. Ngoài ra chỉ số đường trong máu của mình hơi cao 105 mà từ 100-190 là phải làm xét nghiệm riêng để xem có bị tiểu đường thai kì không nên mình được hẹn mấy ngày sau tới lấy máu.

Tối trước hôm lấy máu, sau 9h tối là không được ăn gì, uống nước các loại nước không đường thôi, sáng hôm sau cũng không được ăn sáng. Đang còn nghén mà bụng cứ nôn nao cồn cào cũng mệt ra trò. Tới phòng khám thì được lấy 1 ống máu trước, sau đó được cho uống 1 chai nước ngọt. Ngồi đợi 1 tiếng rồi lấy ống máu thứ 2, đợi thêm 1 tiếng nữa để lấy ống máu thứ 3 mới xong. Vừa nghén vừa đói, mình ngồi đợi mà chán kinh khủng nhưng y tá dặn ráng nhịn chứ ói ra phải làm lại từ đầu nên mình cũng cố gắng. Nhớ lại mà vẫn còn sợ.

Ngoài ra kết quả của lần khám tổng quát đầu thai kì này các mẹ cũng hay bị nhắc là chỉ số kháng thể rubella thấp, như mình trước khi thả bầu đã tiêm phòng rồi mà vẫn bị phán thấp nhưng bác sĩ nói không sao, sanh con xong lại đi tiêm phòng là được.

Lúc này mình được 16 tuần, đã đỡ bị nghén rồi. Bác sĩ trả kết quả xét nghiệm tiểu đường may mà không sao. Cô bác sĩ này khá dễ tính kêu mình thèm gì cứ ăn nấy, không phải kiêng khem nhiều. Mình nói thèm ăn đồ chiên với đồ ngọt và hay ăn vặt nhiều, cô ấy đều bảo tốt, không sao đâu, làm mình cũng "hoang mang". Thôi thì tự mình kiềm chế, ăn vừa phải thôi vậy chứ bác sĩ chẳng cấm cản gì ^^!!. Lần này khám đơn giản, chỉ siêu âm đo kích thước thai nhi. Mình hỏi có biết giới tính chưa để đặt tên con với sắm đồ cho tiện thì bác sĩ cũng xem cho và nói chung chung, "có vẻ là con trai" thôi, lần khám tiếp theo mới thấy rõ hơn được. Anh nhà mình và mọi người xung quanh cũng "phán" chắc là con trai nên mình cũng suy nghĩ đặt tên cho con để dễ trò chuyện vì từ tháng thứ 5 là thai nhi đã có thể dần dần cảm nhận được tiếng của mẹ và có những cử động nho nhỏ để giao tiếp với mẹ rồi đó. Cũng mừng là thai nhi phát triển bình thường, kích thước cũng ổn, mẹ khoẻ con ngoan (^^)

6. Lần khám thứ 6 (tuần thứ 20)

Lần này theo lịch thì mình chỉ khám bình thường về cân nặng, đo huyết áp, lấy nước tiểu và siêu âm qua bụng thôi. Tuy nhiên do là vào tháng 11 nên mình kết hợp chích ngừa influenza luôn. Loại dành cho bà bầu chỗ mình khám hết 4,400¥ mắc hơn loại thông thường (tầm 3,000¥) một chút. Tiêm thuốc này hơi đau và sau đó còn sưng+ngứa 2~3 ngày nữa nhé. Y tá dặn không nên gãi mạnh mà nếu ngứa thì chườm lạnh bên ngoài áo thôi.

Thêm nữa là do tuần thai thứ 24-25 mình sẽ khám ở chỗ bệnh viện dự sinh (không phải ở clinnic) nên hôm đó mình cũng tiện lấy máu kiểm tra giữa kì (về đường trong máu,...) luôn. Lần này chỉ uống 1 chai nước ngọt, đợi 1 tiếng và lấy 1 ống máu thôi. ăn cách đó 2-3 tiếng vẫn ok.

Từ tuần thai thứ 20~23 là lúc lý tưởng nhất để siêu âm 3D-4D, lượng nước ối và kích thước tử cung thích hợp, nếu may mắn có thể thấy rõ được mặt bé con nè. Sau đó em bé sẽ lớn nhanh và khó có thể thấy rõ khi siêu âm 3D-4D nữa. Vì vậy bạn nào có nhu cầu thì hãy hỏi nơi mình khám xem sao nhé. Như chỗ mình thì ai có nhu cầu mới hẹn riêng 1 ngày để siêu âm 3D-4D thôi còn đâu chỉ siêu âm đen trắng bình thường. Nên hôm ấy mình cũng đặt hẹn siêu âm riêng luôn, khá mất công đi lại, xin nghỉ việc,...(:<<)

Ah còn một cái nữa là lần khám trước mới đầu tuần thai thứ 16, do bé con xoay người nhìn không rõ nên bác sĩ chỉ nói giới tính CÓ LẼ là bé trai thôi. Nhưng sang tuần thứ 20 rồi thì đã nhìn rõ được giới tính, bác sĩ mới nói chắc hơn bé đầu tiên của mình là bé trai nè. Sau đó thì về nhà chỉ chăm chăm coi đồ cho bé thôi, cái gì cũng muốn mua nhưng không biết cái gì là thật sự cần thiết ấy (^^!!).

7. Lần khám thứ 7 (tuần thứ 25)

Ở tuần thứ 23 mình có đi khám riêng 1 lần, khám siêu âm sàng lọc giữa thai kì. Đây là lần đặt hẹn khám theo nhu cầu riêng và mình đã có chia sẻ trong bài "Khám sàng lọc trước sinh" rồi nhé. Còn ở tuần thứ 25 thì mình khám định kì nhưng không phải ở clinic vẫn khám mà là khám ở bệnh viện dự sinh. Mình vẫn lấy nước tiểu, đo cân nặng, huyết áp như bình thường, bác sĩ làm cả siêu âm thành bụng và siêu âm đầu dò. Trộm vía mọi thứ đều tốt, bé con phát triển bình thường, không có dấu hiệu của sinh non. Duy nhất là đường trong nước tiểu hơi cao nên lại bị lấy thêm 1 ống máu để xét nghiệm cho kĩ. Tính ra từ lúc mang bầu mình bị lấy máu xét nghiệm đường huyết hơi nhiều do thèm ăn ngọt, mà mỗi lần xét nghiệm máu thì cũng tốn kha khá xèng, đau cả lòng cả ví (T.T).

Vì phải tới tuần thứ 34 trở đi mình mới đi khám định kì ở đây (khám ở clinic tới tuần thứ 32) nên y tá hộ sinh cũng dặn dò trước về 1 số giấy tờ, list đồ cần chuẩn bị và có hỏi về 早期母子接触 hay còn gọi là カンガルーケア, mình lần đầu tiên nghe nên có hơi bất ngờ. Cô y tá dặn về nhà tìm hiểu rồi suy nghĩ trước xem có muốn làm hay không. Bạn nào quan tâm có thể tìm hiểu thêm, tiếng việt gọi là phương pháp Kangaroo đó.

Phương pháp này vừa có mặt lợi, vừa có mặt hại và cần điều kiện mới thực hiện được nên các mẹ nhớ tìm hiểu, suy nghĩ kỹ và bàn bạc với các anh chồng để quyết định xem nha.

8. Lần khám thứ 8 (Tuần thứ 27)

Kết quả thử máu không vấn đề gì, mình chỉ khám cân nặng, huyết áp, siêu âm bụng và bác sĩ kiểm tra qua cổ tử cung. Trộm vía mọi thứ và cân nặng, chỉ số của bé đều ổn. Kinh nghiệm là ngày nào đi khám thì mẹ hạn chế ăn đồ ngọt kể cả trái cây nhiều đường như chuối để tránh bị ra đường trong nước tiểu là lại phải lấy máu đó. Bé nhà mình hôm đó lộn đầu lên trên, bác sĩ phán ngôi thai đang ngược nhưng ở tuần này thì vẫn ok, sau tuần 30-31 mới cần xem xét. Y tá trợ sinh có giải thích và dặn dò về list đồ cần chuẩn bị khi đi sinh nữa là hôm đó mình được "thả sớm" ^^!!

9. Lần khám thứ 9 (Tuần thứ 29)

Lần này cũng khám nước tiểu, cân nặng, huyết áp thông thường thôi nhưng mình hơi hồi hộp khi siêu âm, không biết là bé con đã quay đầu chưa vì đọc thấy khoảng 70~80% thai nhi đã quay đầu từ tuần thứ 28 rồi. Nhưng có vẻ bé nhà mình my pace "khi nào thích thì mới nhích cơ", chưa chịu quay đầu làm mẹ ra về mà hồi hộp mong đến lần khám sau luôn đó ^^!. Bác sĩ kêu trước tuần 35~36 thì vẫn không sao, bé vẫn còn xoay qua xoay lại trong bụng mẹ, tuy nhiên về mình vẫn tìm hiểu trước cách sửa ngôi thai ngược sang thuận. Kinh nghiệm là từ tuần 29 trở đi khi siêu âm các mẹ nhớ hỏi rõ vị trí đầu, bụng, chân bé đang nằm ở đâu, sau đó theo dõi cử động của thai nhi mỗi ngày thì dần dần sẽ tự "đoán" được baby đang ở ngôi thai thuận hay ngược nhé. Như bé nhà mình khi ngôi thuận là ấn, đạp rất nhiệt tình lên phần bụng trên cùng, có thể hơi lệch sang trái hoặc sang phải nhưng là phần trên cùng của tử cung ấy nha.

Ngoài ra tuỳ phòng khám mà bác sĩ sẽ nói luôn là nên nằm quay sang phải hay sang trái, có nên tập các động tác hỗ trợ thay đổi ngôi thai hay không nữa. Mẹ đừng lo lắng quá mà hãy làm theo chỉ dẫn nhé.

10. Lần khám thứ 10 (Tuần thứ 31)

Vì đã tìm hiểu kha khá về ngôi thai, động tác tập hỗ trợ,...cũng như chuẩn bị dần tâm lý sinh thường hay sinh mổ cũng đều có ưu nhược điểm của nó thì mình đi khám lần này vẫn hồi hộp nhưng không quá lo lắng nữa. Vẫn là khám nước tiểu, cân nặng, huyết áp thông thường rồi siêu âm bụng thôi. Bé con vẫn chưa xoay đầu, chị y tá cười trêu chắc vị trí như bây giờ thoải mái quá nên "em ấy" chưa muốn xoay. Đây cũng là lần cuối mình khám ở clinnic (vì có tuần nghỉ tết nên lịch khám của mình bị nhày chứ đúng ra lần cuối là tuần thứ 32 cơ) nên bác sĩ làm cả siêu âm đầu dò, kiểm tra cổ tử cung có mở sớm hay gì chưa,...rồi cho về. Từ sau đó thì mình đi khám định kì ở bệnh viện dự sinh luôn. Các chỉ số đều tốt, chỉ có ngôi thai chưa thuận thôi nên mấy ngày sau mình chịu khó ra công viên đi bộ 30 phút lúc trời nắng ấm, ở nhà thì tập 2 động tác như sau:

11. Lần khám thứ 11 (Tuần thứ 33)

Sau khi tập tành vài lần thì mình cảm giác thấy vị trí bé hay đạp khác đi, trước hay đạp bụng dưới nhiều thì giờ là đạp lên trên nên mình chắc mẩm là bé con quay đầu rồi ^^ thành ra cũng vẫn hồi hộp khi đi khám. Và rôi siêu âm, bác sĩ phán ngôi thai đã thuận rồi thì mình hoàn toàn thở phào nhẹ nhõm, yeah yeah!! Còn lại thì cũng khám nước tiểu, cân nặng, huyết áp thông thường và bệnh viện chỗ mình dự sinh có lấy máu 1 lần để kiểm tra thiếu máu hay không nữa thôi. Ngoài ra y tá hộ sinh cũng trao đổi về quá trình nhập viện, sinh nở (バースプラン), hỏi các nhu cầu, mong muốn của mẹ cũng như các dịch vụ của bệnh viện có sẵn xong là minh được ra về.

Tuy là các chỉ số đều ổn nhưng bác sĩ có phán nhẹ là bé nhà mình hơi to hơn 1 tuần so với trung bình nên sau khi khám về mình cũng để ý hơn đến ăn uống. Trộm vía mình sức ăn tốt, thèm ăn nhiều thứ nhất là đồ ngọt đâm ra phải hơi kiềm chế cái sự "thèm ăn" đó lại 1 chút. Mình ăn ít cơm trắng lại, xen thêm các bữa khoai lang hoặc gạo 玄米, bớt hoặc bỏ uống sữa tươi, ngũ cốc vì mình có khi lên hẳn 1kg chỉ trong 1 tuần, lại lo bé to thì khó ra mà mẹ mập thì đường ra của con đã hẹp lại còn tích thêm mỡ thì tội (T.T)

Tips: cuối thai kì bạn nào mà bé tăng cân nhanh thì nên hạn chế uống ngũ cốc, bạn nào nhiều ối thì hạn chế uống nuớc dừa và ngược lại nhé.

Vì mình bị "lỡ 1 nhịp" vào tuần nghỉ tết cuối năm nên tuần khám thai bị lệch 1 chút. Sau tuần này vào tháng cuối thai kì sẽ đi khám mỗi tuần 1 lần nên ở tuần 35 này mình chỉ khám căn bản như đo cân nặng, huyết áp, kiểm tra nước tiểu và siêu âm thành bụng. Bác sĩ đo các kích thước, cho nghe tim thai, nói mọi thứ OK và có gì muốn hỏi không, không có gì nên mình được "thả về sớm" (^^).

Từ tuần này là khám định kỳ sẽ chuyển sang 1 lần / tuần rồi và ngày bé con chào đời cũng sắp đến gần. Ở tuần này mình vẫn khám căn bản như đo cân nặng, huyết áp, kiểm tra nước tiểu và siêu âm thành bụng. Ngoài ra thì bác sĩ còn lấy mẫu để kiểm tra dịch âm đạo (おりもの検査) để test xem có bị viêm nhiễm gì hay không, đồng thời mình cũng bị rút thêm 2 ống máu nữa (T.T). Bác sĩ cũng đo chiều dài lối ra cổ tử cung, nói là vẫn còn cao, chưa mở phân nào nên chưa chốt được ngày nhập viện (do mình sinh theo 計画無痛分娩).

Tham khảo Mang thai tháng cuối và những dấu hiệu sắp sinh

Lần này ngoài những phần khám căn bản như mọi khi thì mình có làm NST (Non stress test) để kiểm tra tim thai và cử động của thai nhi xem có gì bất thường hay không. Đây là nội dung khám bình thường, mọi người đều làm ở bệnh viện mình dự sinh. Không biết những nơi khác như thế nào nhưng ở VN thấy có vẻ chỉ làm test theo nhu cầu thôi thì phải. Mình được gắn 2 máy ở bụng, 1 máy đo tim thai, 1 máy theo dõi sự co thắt của tử cung. Ngoài ra y tá còn cho cầm 1 nút bấm để khi nào cảm thấy bé con cử động thì bấm vào nút đó. Ngồi an tĩnh trong vòng 30~40 phút nên mẹ nào có làm test này nhớ đi vệ sinh trước đó nhé. Kết quả test này cũng như kiểm tra dịch âm đạo và lấy máu tuần trước đó của mình đều ok. Cổ tử cung vẫn cao 3cm, bác sĩ nói phải dưới 2,5cm mới định ngày nhập viện nên mình lại ra về và hồi hộp chờ đến tuần tiếp theo.

Chăm chỉ cập nhật được tới đây thôi. Tuần thứ 38-39 để lúc nào có thời gian nhớ ra mình sẽ cập nhật tiếp (^^)