Ô Nhiễm Tiếng Ồn

Ô Nhiễm Tiếng Ồn

Vấn đề Ông/Bà phản ánh, UBND phường Xuân Phú xin được trả lời như sau:

Vấn đề Ông/Bà phản ánh, UBND phường Xuân Phú xin được trả lời như sau:

Các loại ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Thực tế tại Việt Nam đang tồn tại các dạng ô nhiễm môi trường sau đây:

Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một số chất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây nên mùi khó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người.

Hiện nay, chất lượng không khí tại Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị lớn đang ngày càng sụt giảm, bụi mịn có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe con người (nhất là các bệnh về hô hấp) và hệ sinh thái với các cơn mưa axit phá hủy mùa màng, hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên bất thường.

Có rất nhiều nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí nhưng chủ yếu đến từ con người do những hoạt động hàng ngày, hoạt động công nghiệp đã thải vào không khí những chất độc hại.

Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái của lớp đất trên bề mặt do rác thải và sự suy kiệt tài nguyên gây cùng với hoạt động của con người gây nên. Điển hình có thể kể đến các hành vi như xả thải chất ô nhiễm, sử dụng quá mức chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản, phá rừng làm xói mòn đất… Khi đất bị ô nhiễm, môi trường sống của các loài động vật, thực vật trên thế giới sẽ bị tổn hại nặng nề. Bên cạnh đó, việc tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy cũng gây tác hại nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người.

Ô nhiễm môi trường nước là khi trong nước xuất hiện các chất lạ hoặc có sự biến đổi tiêu cực làm cho nguồn nước trở nên độc hại với sinh vật và con người. Ô nhiễm môi trường nước có tác động nghiêm trọng đến môi trường, làm giảm độ đa dạng sinh vật và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trong đó điển hình và trầm trọng nhất ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, nơi tập trung đông dân cư, chất thải xả ra nguồn nước mặt với số lượng lớn. Thực tế cũng có rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp không qua xử lý làm mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng, thậm chí nhiều cao sông, ao hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm.

Quy định về bảo vệ môi trường trước tác nhân gây ô nhiễm

, Luật Bảo vệ môi trường cũng đặt ra rất nhiều quy định nhằm bảo vệ môi trường khỏi các yếu tố gây hại.

Theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng yêu cầu nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường.

Tuyệt đối không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới xả nước thải trực tiếp vào nước không còn khả năng chịu tải.

* Đối với môi trường nước ngầm:

Theo Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các nguồn nước ngầm phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số vượt mức chuẩn cho phép hoặc có sự suy giảm mực nước.

Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước ngầm phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán các chất đó vào nguồn nước ngầm.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước ngầm thì phải chịu trách nhiệm xử lý ô nhiễm.

* Đối với môi trường nước biển:

Các nguồn thải vào nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ môi trường. Yêu cầu đánh giá, xác định, công bố các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đi liền với phát triển bền vững.

Căn cứ Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường, để bảo vệ môi trường đất, pháp luật quy định quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét kỹ tác động của nó đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái.

Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất mà mình làm ô nhiễm.

Những khu vực ô nhiễm đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm thì Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi đất.

6.3. Bảo vệ môi trường không khí

Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ có xả thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường thì phải giảm thiểu và xử lý để bảo vệ môi trường không khí

Luật này cũng yêu cầu chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát. Đồng thời tình trạng ô nhiễm không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.

Chất gây ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại thế nào?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất ô nhiễm môi trường là những chất hóa học hoặc các tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm.

Trong đó, chất ô nhiễm được chia thành chất ô nhiêm khó phân hủy và chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

- Chất ô nhiễm khó phân hủy: Chất ô nhiễm có độc tính cao và khó phân hủy. Chất này có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

- Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy: Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

- Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, các nhà máy không ngừng xả chất thải ra môi trường. Để tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, một số doanh nghiệp đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ gây ô nhiễm

- Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt trong đời sống của con người, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm nước, làm nước bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước.

- Hoạt động nông nghiệp: Người nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Các chất độc này sẽ đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

- Hoạt động công nghiệp: Việc khai thác quặng, luyện kim, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác lấy đi các chất ở trong đất, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất của đất.

- Hoạt động nông nghiệp: Các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp ngấm xuống đất cũng gây ô nhiễm môi trường đất.

- Chất thải từ sinh hoạt: Rác, chất thải sinh cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

- Chất thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, luyện kim,…được xem là nguyên nhân khiến lượng khí thải nhà kính tăng chóng mặt. Quá trình sản xuất điện cũng thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại.

- Hoạt động sinh hoạt của con người: Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh,…xả không ít khí thải độc hại ra môi trường nhưu CO2, CFC,…