Thời gian và hình thức tuyển dụng
Thời gian và hình thức tuyển dụng
Quy chế tuyển dụng nhân sự có thể bao gồm các điều khoản bổ sung về việc:
Cuối cùng, mẫu quy định của doanh nghiệp phải ghi rõ những người chịu trách nhiệm cụ thể của từng phòng ban liên quan đến hoạt động tuyển dụng. Điều này giúp đảm bảo tính rõ ràng và tránh chồng chéo trách nhiệm trong quá trình triển khai.
Để hỗ trợ các tổ chức xây dựng một quy chế tuyển dụng nhân sự hiệu quả, dưới đây là mẫu quy chế tuyển dụng tham khảo. Văn bản này bao gồm tất cả các nội dung cần thiết nêu trên, kèm theo quyết định ban hành quy chế.
Với những thông tin mà MISA AMIS HRM đã cung cấp về mẫu quy chế tuyển dụng cho tổ chức, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về văn bản này. Việc ban hành quy chế tuyển dụng sẽ đảm bảo được sự công bằng, minh bạch và tuân thủ pháp luật trong quá trình tuyển dụng.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chương trình công tác của Ngành Tư pháp năm 2012 (ban hành kèm theo Quyết định số 172/QĐ-BTP ngày 20/01/2012), Vụ Tổ chức cán bộ triển khai xây dựng dự thảo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp thay thế Quy chế làm việc hiện hành (ban hành kèm theo Quyết định số 880/QĐ-BTP ngày 28/4/2009) và đã xin ý kiến của các đơn vị.
Vụ Tổ chức cán bộ đã tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo trên cơ sở ý kiến góp ý lần 1 của các đơn vị. Để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Lãnh đạo Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ trân trọng đề nghị Quý đơn vị cho ý kiến lần 2 về dự thảo Quy chế. Dự thảo văn bản được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (mục Thông tin điều hành – Văn bản các đơn vị cần lấy ý kiến).
Văn bản tham gia ý kiến xin gửi về Vụ Tổ chức cán bộ trước ngày 22/11/2012.
Hợp đồng khoán việc là văn bản pháp lý khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và gia công may mặc. Đặc điểm của hợp đồng khoán việc là gì? Người ký hợp đồng khoán việc có bắt buộc tham gia BHXH không? Dưới đây Thái Sơn đã tổng hợp một số quy định về loại hợp đồng này và mẫu hợp đồng theo quy chuẩn mới nhất cập nhật 2023.
1. Đặc điểm của hợp đồng khoán việc
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản hợp đồng khoán việc là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc được khoán. Theo đó, bên nhận khoán việc có trách nhiệm hoàn thành một khối lượng công việc nhất định, đảm bảo yêu cầu của bên giao khoán. Ngược lại, bên khoán việc sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng khoán việc có đặc điểm gì?
Trong hợp đồng khoán việc, bên giao khoán chỉ cung cấp công việc và nhận kết quả theo hợp đồng, không quan tâm đến việc người nhận khoán việc thực hiện công việc như thế nào. Thông thường, hợp đồng khoán việc được áp dụng cho những công việc thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, nội dung công việc có thể định lượng bằng khối.
Hiện nay, có thể phân chia hợp đồng khoán việc thành 02 loại: hợp đồng đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần. Cụ thể:
Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Bên giao khoán sẽ giao toàn bộ công việc, các chi phí cần thiết để bên nhận khoán việc hoàn thành công việc. Do đó, phần thù lao mà người nhận khoán việc nhận được sẽ bao gồm tiền công lao động và chi phí khác để hoàn thành công việc được giao.
Hợp đồng khoán việc từng phần: Bên giao khoán chỉ giao 1 phần công việc, bên nhận khoán việc sẽ tự lo công cụ, vật tư và trang thiết bị để hoàn thành công việc. Khi trả thù lao công việc, ngoài tiền công lao động, bên nhận giao khoán sẽ nhận thêm thêm 1 khoản coi là giá trị khấu hao của công cụ lao động.
Mặc dù không được quy định trong Bộ luật lao động 2019, nhưng hợp đồng khoán việc thường được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, gia công may mặc và sử dụng nhiều trong quan hệ lao động khác.
2. Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?
Theo quy định tại Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014 về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người ký hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, khi tham gia hợp đồng khoán việc, cả người nhận khoán và người khoán việc đều không phải tham gia BHXH bắt buộc. Nếu muốn tham gia BHXH, người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức ký kết hợp đồng khoán việc để tránh việc tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp và người lao động giao kết sai loại hợp đồng thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 8, Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Người lao động ký hợp đồng khoán việc không bắt buộc tham gia BHXH.
Như vậy, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, việc ký kết loại hợp đồng này chỉ áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian ngắn.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC, GIAO KHOÁN
Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;
Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại … chúng tôi gồm có:
Bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên A):
Người đại diện theo pháp luật: …
Bên cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên B):
Tên tổ chức: ………………………………………………
Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………
Mã số doanh nghiệp: ……………………………………
Người đại diện theo pháp luật: ……………
Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ với các điều khoản như sau:
Theo yêu cầu của bên A về việc thực hiện ……… , bên B đảm nhận và thực hiện ………
Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng
Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ …
Thời gian dự kiến hoàn thành: là … ngày, kể từ ngày …/ …/ …
Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của bên A
Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.
Trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Cung cấp cho bên B thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
Trả tiền dịch vụ cho bên B theo thỏa thuận tại hợp đồng này.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên A mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên A, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên A, nhưng phải báo ngay cho bên A.
Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.
Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
Bảo quản và phải giao lại cho bên A tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc (nếu có).
Báo ngay cho bên A về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo chất lượng để hoàn thành công việc.
Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc.
Điều 5. Tiền dịch vụ và phương thức thanh toán:
Chi phí khác hai bên thỏa thuận bổ sung nếu xét thấy cần thiết và đúng quy định của pháp luật.
Điều 7. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên A thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên B biết trước … ngày. Bên A phải trả tiền dịch vụ theo phần dịch vụ mà bên B đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 8. Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không có thêm điều kiện gì khác.
Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.