Hải Quan Và Logistics Ra Trường Làm Gì

Hải Quan Và Logistics Ra Trường Làm Gì

“Sinh viên ngành logistics mới ra trường nên tham gia vào vị trí gì?”; “Đâu là lĩnh vực phù hợp cho người chưa có kinh nghiệm trong ngành Logistics?”; “Cơ hội việc làm của ngành Logistics?”;…

“Sinh viên ngành logistics mới ra trường nên tham gia vào vị trí gì?”; “Đâu là lĩnh vực phù hợp cho người chưa có kinh nghiệm trong ngành Logistics?”; “Cơ hội việc làm của ngành Logistics?”;…

Những hoạt động của Logistics

Logistics bao gồm các hoạt động cũng như dịch vụ được quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017 NĐ-CP, cụ thể như sau:

✍  Xem thêm: F&B là gì? Chiến lược kinh doanh F&B hiệu quả

1PL, 2PL, 3PL, 4PL trong Logistics là gì?

1PL: là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper)/ người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.

2PL: là người vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải. Ở hình thức 2, Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản.

3PL: là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng, họ thường đảm nhiệm một phần, hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung ứng. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuê một công ty Logistics chuyên nghiệp để thực hiện một hoặc vài hoạt động của logistics. Đây là hình thức phổ biến và là hình thức hoạt động của các doanh nghiệp vận tải

4PL: 4PL là một đơn vị tích hợp có chức năng tập hợp các nguồn lực, khả năng và công nghệ của chính tổ chức đó và các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện. Ở đây, doanh nghiệp thuê đơn vị Logistics này để lo toàn bộ mọi hoạt động về logistics từ đầu ra, phân phối, quản lý, điều hành và vận chuyển.

Ngoài ra, dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp mà 5PL và 6PL đang được nghiên cứu và phát triển.

Bên cạnh 1PL, 2PL, 3PL, 4PL thì 5PL và 6PL đang được nghiên cứu và phát triển, cải tiến

✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu| Thủ tục thông quan.

Ngành Logistic học trường nào?

Ngành Logistic được dự đoán sẽ là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa được nhà nước đặc biệt quan tâm dẫn đến hiện nay có không ít trường học trên toàn quốc đào tạo và giảng dạy chuyên ngành này.

Vậy ngành Logistic học trường nào? Hiện nay, Logistic được giảng dạy tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng chuyên về ngành Kinh tế như:

Đặc biệt, trường Đại học Ngoại thương là một trong số những trường dẫn đầu trong việc đào tạo Logistic chuyên sâu với những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao được nhiều sinh viên lựa chọn và giới chuyên môn đánh giá cao. Để biết chắc chắn trường mình quan tâm có đào tạo khối ngành liên quan đến Logistic hay không bạn có thể cập nhật vào website chính thức của trường và tìm hiểu những thông tin về ngành học, chương trình học chi tiết nhất.

Dịch vụ Logistic là quá trình từ việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hay kiểm soát hàng hóa sao cho hàng hóa đến nơi tiêu thụ an toàn cho người tiêu dùng. Ngành Logistic rất rộng do chúng bao hàm nhiều công đoạn khác nhau như vận tải, xếp dỡ, kho bãi, thuế phí hải quan, đóng gói bao bì… Vì vậy, đây cũng là ngành tiềm năng với cơ hội việc làm luôn rộng mở thích hợp với những người trẻ năng động.

Có không ít sinh viên khi chọn ngành thường băn khoăn học Logistic ra làm gì. Thực chất có rất nhiều công việc bạn có thể làm với tấm bằng chuyên môn của ngành này. Bạn có thể công tác tại những doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hóa. Những phòng ban phù hợp với chuyên môn của bạn phải kể đến như: Phòng kế hoạch vận tải, Phòng khai thác, marketing, kinh doanh quốc tế, cung ứng vật tư, kế toán vận tải, kho vận…

Hiện nay, theo thống kê trên địa bàn cả nước có đến hơn 1500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistic và đang ngày càng mở rộng quy mô dẫn đến nguồn nhân lực của ngành này bị thiếu hụt trầm trọng. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội cho sinh viên sở hữu việc làm như ý trong ngành này ngay sau khi ra trường.

Vì khối ngành Logistic tương đối rộng nên việc chọn công việc phù hợp với khả năng của bản thân không hề dễ. Để giúp bạn đọc dễ nhận định hơn, Logistic có thể chia làm ba mảng chính là kho bãi, giao nhận và dịch vụ vận chuyển. Ngoài ra, Logistic còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác, cụ thể như sau:

+ Dịch vụ bốc xếp, tháo dỡ hàng hóa lên container, tàu xe…

+ Dịch vụ lưu trữ hàng hóa và cho thuê kho chứa hàng hóa

+ Những dịch vụ bổ trợ khác như: lưu kho, quản lý thông tin vận chuyển, tiếp nhận hàng hóa, xử lý vấn đề phát sinh hàng hóa, cho thuê mua container…

Những dịch vụ Logistic liên quan mật thiết đến vận tải hàng hóa bao gồm:

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng hải

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa thủy nội địa

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt

Ngoài ra, ngành Logistic còn có thể làm việc ở những nhóm ngành liên quan khác như:

+ Dịch vụ thương mại bán lẻ, thu gom, tập hợp hàng hóa, phân phối giao hàng

+ Dịch vụ kiểm tra, phân tích kỹ thuật

Trên đây là những chia sẻ về ngành Logistic hiện nay. Hy vọng bài viết này của Quốc Tế Trường Phát đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi ngành Logistic học trường nào, học Logistic ra làm gì và cân nhắc chọn ngành nghề, công việc phù hợp cho bản thân.

Tại một nền kinh tế hội nhập và phát triển, trong bối cảnh đó Logistics ra đời đem lại cho các doanh nghiệp một giải pháp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, năng suất hơn, hiện đại hơn và khoa học hơn. Logistics với ý nghĩa và vai trò ngày càng quan trọng đã và đang là một lĩnh vực nhận được sự quan tâm, nghiên cứu từ nhiều người. Để giúp Bạn đọc có được góc nhìn bao quát nhất về lĩnh vực này, Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin về khái niệm, ý nghĩa, phân loại, các ký hiệu cần nhận biết và các hoạt động trong logistics tại nội dung dưới đây.

Nguồn: Kênh yoututbe Thầy Nguyễn Quốc Chí

Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council) đưa ra khái niệm:

Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, dịch vụ hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Ở một khía cạnh nào đó, Logistic có bản chất giống với “hậu cần” khi nó là tập hợp các bước chuẩn bị để đảm bảo mọi quá trình được diễn ra một cách thuận lợi, đạt mục tiêu và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên Logistic lại ở phạm trù rộng lớn hơn với khối lượng công việc cùng vai trò, ý nghĩa mà “hậu cần” không thể bao quát hết được. Vì vậy ta có khái niệm Logistics như trên để trình bày một cách cụ thể và đầy đủ nhất ý nghĩa của lĩnh vực này.

Thuật ngữ Logistics cũng đã được ghi nhận trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm theo tiếng Việt là lô-gi-stíc. Điều 233 Luật thương mại quy định:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa